[Review] Hành trình nhân loại – Oded Galor

Cover Hanh trinh nhan loai

Dành một buổi chiều cuối tuần để đọc xong cuốn Hành trình nhân loại – Nguồn gốc của thịnh vượng và bất bình đẳng của Oded Galor, một nhà kinh tế nổi tiếng và là người sáng lập lý thuyết tăng trưởng thống nhất – (unified growth theory).

Cuốn sách là thành quả của 30 năm nghiên cứu của tác giả

và là một cuốn sách rất giàu kiến thức và có tính cách mạng trong lĩnh vực kinh tế, nên mình cũng phải mất gần 3 tháng mới có thể hoàn thành nó.

Dưới đây là tóm lược chủ đề nội dung của cuốn sách:

1. Hành trình nhân loại giải thích quá trình phát triển kinh tế và dân số của loài người qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

2. Nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố quyết định cho sự chuyển tiếp từ một nền kinh tế trì trệ sang một nền kinh tế tăng trưởng bền vững và sự xuất hiện của bất bình đẳng thu nhập.

3. Cuốn sách nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ, dân số và giáo dục trong quá trình phát triển..

Trong đấy thú vị nhất với mình là vai trò của giáo dục và ảnh hưởng lện sự tiến bộ của công nghệ và dân số. Theo lý thuyết tăng trưởng thống nhất của Oded Galor, giáo dục có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và dân số. Giáo dục không phải là một hình thức tiêu dùng mà là một khoản đầu tư cải thiện giá trị kinh tế của cá nhân (ví dụ: vốn nhân lực) và nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Trong giai đoạn Malthusian, vốn nhân lực có vai trò hạn chế trong quá trình sản xuất và giáo dục phục vụ cho các mục đích tôn giáo, xã hội và quốc gia. Tuy nhiên, khi tiến bộ công nghệ làm tăng sự biến đổi trong sản xuất và thu nhập, sự đầu tư vào giáo dục trở nên có lợi hơn so với việc sinh sản. Điều này dẫn đến sự chuyển tiếp từ một nền kinh tế ứng đáp giảm dần lao động sang một nền kinh tế phát triển với tỷ lệ sinh sản thấp và thu nhập cao.

Giáo dục cũng góp phần vào sự xuất hiện của bất bình đẳng thu nhập do sự khác biệt về cơ hội và chất lượng giáo dục giữa các nhóm xã hội và các quốc gia. Giáo dục cũng ảnh hưởng đến sự lan tỏa của công nghệ và sự thích ứng của lao động với các thay đổi trong sản xuất.

Cuối cùng, công trình nghiên cứu này của Oded Galor, mở ra cho mình một góc nhìn mới mẻ về cách tiếp cận vấn đề giảm thiểu bất bình đẳng và đói nghèo ở các nước kém phát triển không chỉ đơn giản bằng cách tiến hành hàng loạt công cuộc cải cách cơ cấu, mà cần xem xét tác động quan trọng của những yếu tố sâu xa (ví dụ: tính chất địa lý quốc gia, văn hóa, và mức độ đa dạng dân tộc) tác động lên các chính sách đấy.

Đây là một tác phẩm đáng đọc và như tác giả đã hy vọng người đọc sẽ hiểu hơn về nguồn gốc của thịnh vượng và bất bình đẳng toàn cầu từ đấy giúp bản thân có cái nhìn bao dung hơn hoặc có khả năng và kiến thức để thiết kế những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự thịnh vượng trên toàn thế giới.

Bạn có thể mua cuốn sách này trên Tiki tại đây.

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.